Trang chủ / TIN TỨC / Văn hóa “Kkondae” – nỗi ám ảnh của thế hệ trẻ Hàn Quốc

Văn hóa “Kkondae” – nỗi ám ảnh của thế hệ trẻ Hàn Quốc

Văn hóa Kkondae là gì? Vì sao người Hàn lúc nào cũng hỏi nhau về tuổi trong lần đầu tiên gặp nhau? Trong khi tuổi tác được xem như một vấn đề nhạy cảm ở một số quốc gia. Đặc biệt là ở những quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân như phương Đông. Ngoài tuổi thì kinh nghiệm sống, tuổi nghề… cũng là những vấn đề được quan tâm ở Hàn Quốc. Liệu đó có phải là đặc trưng của một văn hóa nào đó không? Để giải đáp câu hỏi trên, hãy cùng Vintop tìm hiểu bài viết này nhé!

1. Văn hóa “Kkondae” được hình thành từ khi nào?

Một vài thế hệ ở Hàn Quốc

Hàn Quốc có nhiều khái niệm về các thế hệ, phân ra theo lứa tuổi và hướng đến những thời kỳ khác nhau. Có thể kể đến các thế hệ sau:

  • Thế hệ Millennial gồm những người sinh năm 1981 – 1996
  • Thế hệ “88 vạn won” (88만원세대) sinh ra từ năm 1979 đến năm 1988.
  • Thế hệ “sampo” (삼포세대) từ bỏ việc hẹn hò, kết hôn và sinh con.

Những thế hệ này để chỉ những người sinh ra, lớn lên trong thời kỳ khủng hoảng tài chính 1997, 2008. Ngoài những thế hệ đó, có một thế hệ “sống lâu thành lão làng”, được gọi là “Kkondae” (꼰대).

Ý nghĩa của từ “Kkondae”

“Kkondae” được hiểu là “sự hạ mình trước những người lớn tuổi” về tuổi đời cũng như tuổi nghề trong văn hóa Hàn Quốc. Tại nơi làm việc, văn hóa “Kkondae” thường được nhìn thấy rõ nhất ở những quản lý cấp trung hoặc cấp cao. “나 때는 말이야” (Cái thời của tôi ấy mà…) có lẽ là câu nói đặc trưng nhất để nhận diện các “Kkondae”.

văn hóa “Kkondae”

“Kkondae” gần như được sử dụng với ý nghĩa tiêu cực. Nó ám chỉ phần lớn đàn ông ỷ thế mình là “ma cũ” tại nơi làm việc. Họ cho phép bản thân có quyền ra lệnh, quyền gạt bay mọi ý kiến và đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của các “ma mới”.

Sự hình thành văn hóa “Kkondae”

“Kkondae” ban đầu là tiếng lóng xuất phát để chỉ những giáo viên nghiêm túc và hà khắc với học sinh của mình ở trường học. Ngày nay, “Kkondae” đã vượt ra khỏi phạm vi lớp học. Từ này để biểu thị cho kiểu người nghiêm khắc, độc đoán. Vấn nạn bắt nạt, chèn ép nơi công sở là minh chứng cho điều đó.

Hàn Quốc vào những năm 1950 – 1969 có một thời kỳ được gọi là bùng nổ sơ sinh (베이비붐 세대). Những người được sinh ra vào thời kỳ ấy sống với niềm tin cống hiến hết mình vì sự nghiệp chung của đất nước chứ không phải cá nhân mình. Họ ở trong những khuôn khổ làm việc vất vả ngày đêm để gây dựng nên những thành tựu lớn. Họ vẫn áp dụng những khuôn khổ như vậy đối với lớp trẻ hiện nay – những người ưa thích sự tự do hơn.

2. Sự ảnh hưởng rộng khắp của văn hóa “Kkondae”

A. Môi trường công sở

Văn hóa “Kkondae” mang lại một khoảng cách thế hệ lớn tại nơi làm việc, đặc biệt ở chốn công sở. Văn hóa Kkondae tại nơi công sở được quyết định dựa trên số năm làm việc. Có một sự phân cấp rất rõ ràng trong công ty về cách xưng hô, chức vụ, sự phân công vị trí làm việc.

Về cách xưng hô

Người Hàn thường chỉ gọi chức danh (Giám đốc (사장님), Trưởng phòng (부장님)…) hay gọi tên kèm theo chức vụ (Thư ký Kim (김 비서), Trưởng nhóm Park (박 팀장)…). Cách gọi tên này cho thấy sự không gần gũi và sự phân chia thứ bậc rất rạch ròi trong công việc.

Về chức vụ

Người nào có chức vụ cao hơn thì người đó có quyền lực cao hơn. Điều này sẽ quyết định việc báo cáo cho ai và trách nhiệm như thế nào. Hơn nữa, thái độ của cấp dưới đối với cấp trên phải có sự dè chừng, nhún nhường. Thậm chí việc hào phóng mời cấp trên đi ăn là điều cần phải có.

Về sự phân công vị trí làm việc 

Những người trẻ mới vào công ty lúc nào cũng chuẩn bị cafe, nước uống cho các thành viên trong phòng ban của mình. Ngoài ra, họ luôn là người đảm nhận vai trò ghi chép trong các cuộc họp. Họ phải đặt bàn trước khi đi ăn, gọi giao đồ hay phân phát thìa đũa trên bàn ăn. Việc này được lặp đi lặp lại với hầu hết người mới vào công ty làm việc.

Về thời gian làm việc

Thời gian làm việc cũng là một vấn đề gây nhiều áp lực với người trẻ mới vào làm. Dù họ đã làm xong công việc được giao nhưng cấp trên chưa ra về thì họ vẫn chưa được phép về. Nếu họ ra về quá sớm thì sẽ nhận được những lời đánh giá không tốt từ cấp trên của mình.

B. Môi trường học đường

Văn hóa “Kkondae” thể hiện ở môi trường học đường dựa trên số năm ngồi trên ghế nhà trường. Các đàn anh, đàn chị khóa trên có quyền sai vặt với đàn em khóa dưới. Hoặc các bạn đã học lâu năm sẽ có thói quen lên mặt, thậm chí bắt nạt những bạn chuyển trường đến sau. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường (학교 폭력) ở Hàn Quốc.

C. Giới giải trí

Văn hóa “Kkondae” thể hiện trong giới giải trí dựa trên số năm vào nghề (hay còn gọi là tuổi nghề).

Nếu tuổi nghề của bạn thấp và bạn nhỏ tuổi, việc bạn tự giác chào hỏi, bày tỏ sự kính trọng đối với các tiền bối là chuyện đương nhiên. Nhưng nếu tuổi nghề của bạn thấp và bạn lớn tuổi, bạn vẫn phải dùng kính ngữ. Đồng thời có sự lễ độ trong thái độ với người trẻ tuổi hơn nhưng có tuổi nghề cao hơn. Cho dù bạn có tài giỏi đến đâu đi nữa thì bạn vẫn phải tuân theo những điều như trên.

D. Đời sống hằng ngày

Ngay trong cả đời sống hằng ngày, ông bà lớn tuổi hơn vẫn là người có tiếng nói. Con cháu hầu như phải nghe theo, không được phép cãi lời lại. Và điều đó làm cho con cháu không được nói lên tiếng nói, nguyện vọng của mình. Điều này làm cho bức tường ngăn cách thế hệ ngày càng cao hơn.

Việc gia nhập quân ngũ là một việc gần như bắt buộc đối với nam giới ở Hàn Quốc. Và nó cũng trở thành mảnh đất để “Kkondae” phát triển. So với những người chưa nhập ngũ, một số người đã nhập ngũ cho rằng mình có trải nghiệm và có giá trị hơn.

>> Xem thêm:Top 10+ thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc đình đám nhất

3. “Kkondae” ngày càng có xu hướng trẻ hóa

Ngày càng có nhiều người trẻ từ 20 – 30 tuổi có xu hướng “Kkondae”. Những “Kkondae trẻ” này thường là những cấp trên trẻ tuổi. Họ nghĩ họ giỏi, có thành tựu trong công việc… nên tỏ ra hống hách, kẻ cả.

71% người Hàn Quốc đang đi làm cho biết rằng nơi làm việc của họ có ít nhất một “Kkondae trẻ”. Kết quả này có được từ một cuộc khảo sát năm 2020 của trang web tìm kiếm việc làm Saramin (사람이).

4. Văn hóa “Kkondae” thể hiện qua phim ảnh

Có rất nhiều những bộ phim Hàn Quốc nói lên những “bắt nạt” ở chốn công sở, học đường và giới giải trí.

Chúng ta có thể thấy các cảnh quay bắt nạt bạn cùng lớp về thể chất lẫn tinh thần trong những bộ phim kinh điển của Hàn Quốc như: “Boys Over Flower”, “School 2015”… “The Queen Of Office” là bộ phim đề cập đến “bắt nạt” ở nơi công sở. Trong khi “You Came From The Stars” lại có những cảnh quay làm bật lên sự so sánh tuổi nghề trong giới nghệ thuật.

5. Những cái nhìn mới hiện nay của giới trẻ Hàn Quốc về văn hóa “Kkondae”

Văn hóa là những điều gần như đã ăn sâu vào tiềm thức của con người. Do đó không thể dễ dàng thay đổi được điều này. Nhưng những người trẻ Hàn Quốc vẫn tin vào một ngày có thể phá bỏ được bức tường mang tên “Kkondae”.

Ngày nay, chế độ làm việc 8 giờ/ngày, 5 ngày/1 tuần đã giúp làm giảm áp lực công việc đối với người trẻ Hàn Quốc. Càng ngày càng có nhiều người trẻ mong tìm thấy sự cân bằng trong công việc cũng như trong cuộc sống của bản thân. Điều này đã dẫn đến hình thành một cụm từ mới “work-life-balance” (워크 앤 라이프 밸런스).

Mọi chi tiết về du học Hàn Quốc xin liên hệ:

SĐT Hotline: 0705.12.1234

Địa chỉ: Biệt thự C9-1, Ngách 27, Ngõ 44, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Hà Nội

Facebook: https://www.facebook.com/Du-H%E1%BB%8Dc-H%C3%A0n-Qu%E1%BB%91c-Vintop-101383185726227

Zalo: https://zalo.me/0965825667

070.512.1234